Chẩn đoán phân biệt thiếu máu do viêm mạn tính và thiếu máu thiếu sắt

08/12/2020

Chẩn đoán phân biệt thiếu máu do viêm mạn tính và thiếu máu thiếu sắt

♦️Trên lâm sàng, thiếu máu do viêm mạn tính thường bị bỏ sót hoặc bị chẩn đoán nhầm với thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu do viêm mạn tính kèm thiếu sắt (ACD/ID).

♦️Sắt có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin trong cơ thể. Khoảng 65 - 67% lượng sắt trong cơ thể chứa trong hemoglobin, 30% sắt dự trữ ở dạng ferritin và hemosiderin tại các tế bào liên võng nội mô (chủ yếu ở gan) và một phần nhỏ sắt tham gia cấu trúc một số enzym. Rối loạn chuyển hóa sắt sẽ ảnh hưởng trước hết đến quá trình tổng hợp hemoglobin và kho sắt dự trữ.

♦️Hai dạng thiếu máu phổ biến nhất liên quan đến thiếu sắt là thiếu máu do viêm mạn tính (ACD, còn gọi là thiếu máu trong bệnh mạn tính) và thiếu máu thiếu sắt (IDA).

♦️Một số bệnh lý liên quan đến thiếu máu do viêm mạn tính gồm: Viêm mạn tính; bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột; ung thư, bệnh máu ác tính; bệnh thận mạn tính… Cơ chế chính của thiếu máu do viêm mạn tính là sự kích hoạt hệ thống miễn dịch gây rối loạn chuyển hóa sắt.

 

 

Trên lâm sàng, thiếu máu do viêm mạn tính thường bị bỏ sót hoặc bị chẩn đoán nhầm với thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu do viêm mạn tính kèm thiếu sắt (ACD/ID).

 

Hiện nay, việc chẩn đoán thiếu máu do viêm mạn tính gặp nhiều khó khăn, cần phải kết hợp lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm đánh giá tình trạng sắt của cơ thể. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán phân biệt thiếu máu do viêm mạn tính với thiếu máu thiếu sắt gồm:

  1. Định lượng sắt huyết thanh: là lượng sắt trong máu tuần hoàn.
  2. Định lượng transferrin: Transferrin là protein vận chuyển sắt chính của cơ thể.
  3. Định lượng ferritin: Ferritin là protein dự trữ sắt chính của cơ thể, được sản xuất ở gan. Lượng ferritin huyết thanh phản ánh lượng sắt dự trữ của cơ thể.
  4. Định lượng transferrin receptor hòa tan (TFR): Thụ thể của transferrin trên màng tế bào trở nên hoạt động khi được cắt đi một đoạn protein ngắn và giải phóng vào máu, gọi là transferrin receptor hòa tan (TFR). Lượng TFR phản ánh trung thực nhu cầu sắt của dòng tế bào hồng cầu.
  5. Chỉ số TFR/log ferritin huyết thanh: chỉ số này cho phép đánh giá chính xác tình trạng sắt của cơ thể do nó không bị ảnh hưởng bởi các phản ứng cấp, các rối loạn chức năng gan… Do đó, đây là một công cụ hữu ích trong chẩn đoán thiếu máu do viêm mạn tính và phân biệt với thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt trong trường hợp thiếu máu do viêm mạn tính kèm thiếu sắt.

 

Các tin khác

Đội phản ứng nhanh về đột quỵ

Đó là đội phản ứng nhanh về đột quỵ được Bệnh viện Đà Nẵng thành lập 3 năm nay. Khoảng 7g20 một buổi sáng cuối tháng 7, khoa cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng...

NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI BỆNH CẦN LÀM KHI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN MÙA DỊCH...

Dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Lào và hiện tại đã không còn ca nhiễm bệnh, nhưng tình hình tại một số quốc gia khác trên thế giới dịch bệnh...