Đi khám khàn tiếng phát hiện... ung thư thực quản

30/07/2021

Chúng tôi đã phát hiện ra bệnh lý ung thư thực quản giai đoạn muộn ở một số bệnh nhân khi đi khám khàn tiếng. Họ rất ngạc nhiên và không hình dung được bệnh lại diễn biến như vậy?

Khàn tiếng là một trong những biểu hiện không phải là hiếm khi người bệnh đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Theo thống kê, khàn tiếng có thể là biểu hiện của những bệnh viêm thanh quản cấp hoặc mạn thông thường, viêm thanh quản mạn tính do trào ngược,… nhưng lại cũng có thể là biểu hiện cho những bệnh lý đặc biệt như liệt dây thần kinh thanh quản do vi rút, do các khối u ác tính của các cơ quan lân cận xâm nhập vào các cấu trúc thanh quản.

Chúng tôi đã phát hiện ra bệnh lý ung thư thực quản giai đoạn muộn ở một số bệnh nhân khi đi khám khàn tiếng. Họ rất ngạc nhiên và không hình dung được bệnh lại diễn biến như vậy?

Biểu hiện thường gặp là bệnh nhân xuất hiện khàn tiếng rất nhiều tháng và đã đi khám cũng như uống thuốc nhưng mức độ khàn tiếng ngày càng tăng lên. Thăm khám các bộ phận của chuyên khoa Tai Mũi Họng đều không phát hiện các tổn thương bất thường ngoài hiện tượng dây thần kinh điều khiển vận động của dây thanh (nơi tạo tiếng thanh) một bên bị mất chức năng làm cho sụn phễu và dây thanh bên thần kinh tổn thương không khép vào được tạo khoảng trống ở khe thanh môn khi phát âm nên không tạo ra được tiếng thanh.

Đặc điểm của khàn tiếng loại này là giọng khàn nhưng hụt hơi, giọng khàn thở khá đặc trưng cho khàn tiếng do liệt hồi quy 1 bên.

Nguyên nhân của khàn tiếng do ung thư thực quản là do khối u xâm lấn vào các cấu trúc lân cận chèn ép hoặc làm tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược gây liệt dây thần kinh thanh quản và khàn tiếng xuất hiện. Tổn thương ngày càng phát triển thì mức độ khàn tăng dần mà không đáp ứng với bất kì loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nội khoa nào.

 

Bên cạnh khàn tiếng, người bệnh thường có biểu hiện ho dai dẳng. Có thể kèm theo hiện tượng nấc và nuốt nghẹn.

Tuy nhiên, do dấu hiệu khàn tiếng ít khi ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc hàng ngày của người bệnh trừ những người phải sử dụng giọng trong nghề nghiệp như phát thanh viên, ca sĩ, giáo viên… nên họ thường đi khám muộn, lúc này khối u thường đã lan rộng, tiên lượng điều trị giảm 70-80%.

Vì vậy, lời khuyên của bác sĩ là người bệnh đừng chủ quan khi có biểu hiện khàn tiếng nhé!

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào

 

Các tin khác

Những dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu vitamin

Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tổng hợp được vitamin nên trong chế độ...

Nhận biết và xử lý bệnh viêm quai bị

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh quai bị, còn gọi viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị. Bệnh lây qua đường...

Nhận biết và xử lý bệnh viêm quai bị

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh quai bị, còn gọi viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị. Bệnh lây qua đường...